Tác dụng phấn hoa mật ong khác nhau, tùy vào Phấn của mỗi loại hoa như:
Tác dụng phấn hoa hòe kiện vị và trấn tĩnh; tác dụng phấn hoa kiều mạch kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim;tác dụng của phấn hoa cửu lý hương thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn và giảm ho; tác dụng của phấn hoa thùy dương bồi bổ và giảm đau; tác dụng của phấn hoa dâu làm hạ đường huyết;tác dụng của phấn hoa cải phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch; tác dụng của phấn hoa táo bổ dưỡng cơ tim, tác dụng của phấn hoa Atiso,…
Những công trình nghiên cứu đã đưa tới kết luận rằng phấn hoa mật ong thật có tác dụng tốt đối với bệnh thiếu máu ác tính,phấn hoa điều hòa chức phận của ruột,làm ăn ngon, tăng khả năng làm việc,hạ huyết áp,tăng tỷ lệ Hemoglobin và số hồng cầu trong máu. Sử dụng phấn hoa trộn với mật ong thật theo tỷ lệ 1:1, 1:2( về trọng lượng) rất tốt đối với những bệnh huyết áp,bệnh thần tinh và nội tiết nặng.
Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa, là sản phẩm tự nhiên được con ong chăm chỉ thu lượm từ nhụy hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả các thực phẩm như sữa, trứng…
Trong y học cổ truyền phương Đông, việc sử dụng phấn hoa làm thuốc chữa bệnh và bổ dưỡng sức khỏe đã có một lịch sử rất lâu đời.
Thành phần của phấn hoa rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu…, trong đó có chứa chừng 12-20% nước, 20-25% protein, 13% acid amin, 25-48% carbon hydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl… và 11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K… Ngoài ra, trong phấn hoa còn có khá nhiều loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất có ích cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh, thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, bồn chồn bực bội, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm… Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu, sống thọ.
Từ xa xưa người ta đã sử dụng phấn hoa để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.. Nếu đọc sách báo bạn sẽ thấy:
Võ Tắc Thiên sống thời nhà Đường (TQ) thường xuyên sử dụng phấn hoa, bà luôn giữ được sức khỏe, sự trẻ trung. Trải qua 3 đời vua, năm 68 tuổi, bà đã lên ngôi và trị vì 15 năm thọ tới 83 tuổi (vào thời bấy giờ con người chỉ mơ ước thọ tới tuổi 70). Bà là người phụ nữ đặc biệt, năm 70 tuổi vẫn tràn đầy sinh lực, vẫn còn tuyển chọn những trai tráng khỏe đẹp làm việc trong “phụng thần phủ” là nơi hậu cung chuyên phục vụ cho bà.
Sau này Từ Hy Thái Hậu (Nhà Thanh) cũng thường xuyên sử dụng phấn hoa và là người có đầu óc quyền lực và tuổi thọ cao.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng bị trọng thương do mưu sát và bị u ác tính nhưng vẫn sống thọ là do đã ăn phấn hoa thường xuyên.
Phấn hoa mật ong là thực dược cao cấp được tiêu thụ mạnh mẽ ở các nước phát triển như: Nhật, Mỹ, Anh… mặc dù giá thành rất cao. Những người mẫu ở Pháp có truyền thống sử dụng phấn hoa như một thức ăn lý tưởng.
Cách ăn phấn hoa ong chữa bệnh cao huyết áp :
Nguyên liệu : lượng phấn hoa và mật ong thích hợp.
Cách dùng : phan phấn hoa và mật ong theo tỷ lệ 1:2, mỗi buổi sáng và tối uống 1 lần, khi bụng đói.
Những điều lưu ý khi ăn hoặc uống phấn hoa:
1.Những người có tiền sử dị ứng phấn hoa thì không nên sử dụng phấn hoa ong.
2.Không sử dụng phấn hoa đã bị biến chất (ẩm mốc, mùi khó chịu)
3. Phấn hoa có nhiều màu và kích thước hạt khác nhau tuỳ theo loại hoa cho phấn.
4.Phấn hoa tốt nhất: Màu tươi sáng, khô, mùi thơm, vị bùi ngọt.
5.Bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất nên chứa trong lọ kín, trong hộp sữa bột đã rửa kỹ, trong túi nilông và lưu ý đậy hoặc buộc kỹ vì phấn hoa hút ẩm mạnh.