Tác dụng của phấn hoa khác nhau tùy vào Phấn của mỗi loại hoa như:
Tác dụng của phấn hoa hòe kiện vị và trấn tĩnh; tác dụng của phấn hoa kiều mạch kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim;tác dụng của phấn hoa cửu lý hương thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn và giảm ho; tác dụng của phấn hoa thùy dương bồi bổ và giảm đau; tác dụng của phấn hoa dâu làm hạ đường huyết;tác dụng của phấn hoa cải phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch;tác dụng phấn hoa táo bổ dưỡng cơ tim,tác dụng phấn hoa Atiso,…
Phấn hoa không hoàn toàn được cấu tạo giống nhau. Phấn hoa được Ong thợ thu gom từ nhiều loại hoa khác nhau nên các chất bổ dưỡng trong đó có sự cân bằng hữu ích cho cả ong lẫn con người
Thành phần của phấn hoa rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu…, trong đó có chứa chừng 12-20% nước, 20-25% protein, 13% acid amin, 25-48% carbon hydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl… và 11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K… Ngoài ra, trong phấn hoa còn có khá nhiều loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất có ích cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh, thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, bồn chồn bực bội, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm… Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu, sống thọ.
Theo TS Phùng Đức Chính,giám đốc Trung tâm Phát triển ong Miền núi: Phấn hoa ong có thể ăn trực tiếp, pha nước nguội với mật ong, ngâm rượu, nấu lẫn bột cho các cháu nhỏ.
Tuy nhiên, phấn hoa có lớp vỏ cứng nên nếu ăn trực tiếp thì tỷ lệ hấp thu không cao.
Cách dùng phấn hoa có hiệu quả nhất là ngâm phấn hoa vào nước sôi để nguội12 giờ trước khi sử dụng. Hạt phấn được ngâm sẽ nảy mầm làm vỡ lớp vỏ và cơ thể hấp thụ 100% chất dinh dưỡng trong hạt phấn. hoặc đơn giản hơn ta có thể pha phấn hoa với nước ấm là có thể dùng ngay mà vẫn hấp thu trọn vẹn được chất dinh dưỡng trong đó.
Cách dùng phấn hoa trong chữa viêm loét dạ dày, tá tràng và phục hồi sau phẫu thuật ( hoặc dùng mật ong nghệ ):
Nguyên liệu : lượng phấn hoa và mật ong thích hợp
Cách dùng phấn hoa : ngâm phấn hoa ong trong mật ong rồi trộn đều, ăn 2 muỗng lúc bụng đói vào buổi sáng và tối.
Cách ăn phấn hoa với người lớn: 1 ngày 15g chia 2 – 3 lần, nếu điều trị bệnh tiểu đường cần dùng nhiều hơn 20 – 30g/ngày. Trẻ em dùng liều bằng nửa người lớn 7 – 8g/ngày.
Lưu ý :Bảo quản phấn hoa trong lọ kín, để ở chỗ thoáng và mát.