Mật hoa là thành phần chính của mật ong, được ong chăm chỉ hút mật từ hàng ngàn bông hoa khác nhau…
Muốn có 100gram mật ong thât con ong đã phải tới thăm khoảng một triệu bông hoa. Ong dùng lưỡi để lưới mật hoa hút vào diều để dự trữ rồi bay trở về tổ, một con ong mật không mang gì có thể bay 65km/h nghĩa là gần tương ứng với tốc độ của một tàu tốc hành.
Khi mang nặng mật, trọng lượng mật có thể tới 3/4 trọng lượng toàn thân của ong, thì con ong chỉ có thể bay với vận tốc 30km/ giờ.
Muốn có 1kg mật ong, con ong phải đem về tổ từ 120.000 – 150.000 lần chuyển mật hoa. Nếu nguồn hoa ở cách tổ 1,5km thì mỗi lần đi lấy mật và trở về phải bay 3km và như vậy con ong đã phải xoay một khoảng cách 360.000km -450.000km. Khoảng cách này dài gấp 8,5 đến 2 lần đường vòng quanh trái đất ở trên đường xích đạo.
Về tới tổ, những con ong mang mật hoa trở về giao mật hoa cho những con ong thu nhận. Những con ong thu nhận này giữ mật ong trong diều của chúng một thời gian. Ở đây mật hoa chịu một sự biến đổi khá phức tạp, hoàn thành sự biến đổi đã được bắt đầu ngay từ diều của những con ong đi hút mật hoa. Khi ta mở hàm trên của ong , làm cho lưỡi hơi lòi ra phía trước, quay xuống phía dưới, thì trên lưỡi ta thấy một giọt mật hoa. Sau đó con ong lại nuốt lại giọt mật hoa và gấp vòi vào trong. Động tác đưa giọt mật hoa vào vòi rồi đưa trở lại diều được nhắc lại từ 120 -140 lần liên tiếp. Chỉ sau khi làm như vậy, con ong mới tìm một ngăn chưa có mật để nhả giọt mật hoa vào. Tuy nhiên giọt mật hoa này cũng chưa thành mật ong ngay , những con ong khác tiếp tục nhiệm vụ phức tạp chuyển mật hoa thành mật ong thật.
Nếu những con ong thu nhận mật hoa không có thời gian tới thu nhận mật vì thời gian bận rộn thì những con ong đi hút mật treo giọt mật hoa mang về vào phần trên của những lỗ sáp, đấy là những phương pháp rất hay và có giá trị thực tiễn rất lớn.
Thật vậy, những giọt mật hoa cheo như vậy có một diện tích lớn giúp cho nước bốc hơi rất mạnh. mật hoa chứa từ 40% -80% nước và muốn biến thành mật ong thì con ong phải loại bớt đi 3/4 nước. Chúng làm như thế nào? rất đơn giản,chỉ cần chuyển những giọt mật hoa từ ngăn này quan ngăn khác cho tới khi giọt mật hoa có độ sánh như mật ong. cần ghi nhớ rằng trong động tác cô mật hoa này có sự tham gia rất nhiều của con ong khác, làm vai trò vỗ cánh ( mỗi con ong vỗ cánh 26400 lần trong một phút). Sự vỗ cánh này tạo ra trong tổ ong một sự luân chuyển phụ của không khí làm tăng sự bốc hơi của mật hoa. Ngoài sự cô đặc mật hoa một cách đơn thuần cơ giới như vậy, sự cô đặc còn tiến hành cả trong diều của con ong. Nước trong mật hoa được hấp thu ở những tế bào của thành diều, chuyển sang hệ thống máu, rồi đến các tế bào Manpighi và từ đó bài tiết ra ngoài. Ngoài ra , trong cơ thể con ong,mật hoa được bổ sung các men Diattara, các axit hữu cơ, chất kháng khuẩn,…như vậy trong mật ong ( thành phần có thể lấy được ) thì hàm lược nước không được vượt quá 18% -20%.
Một khi các ngăn đã đầy mật ong, con ong mật vít nắp lại bằng một nắp bằng sáp. Giữ như vậy mật ong có thể để dành trong nhiều năm. Trong một vụ, một đàn ong có thể thu về tới 150 lít mật ong.